Gan nhiễm mỡ nên ăn gì và không nên ăn gì?

Cập nhật: 17/07/2023

Gan đảm nhận cả vai trò nội tiết và ngoại tiết. Vì vậy mà dinh dưỡng đối với gan nhiễm mỡ là vấn đề hết sức quan trọng, thậm chí còn có chế độ ăn uống riêng để giúp cho gan khỏe hơn. Cùng Thực dưỡng Fucoidan đi tìm hiểu gan nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì qua bài viết dưới đây nhé.

Trước tiên, chúng ta cần biết gan nhiễm mỡ là gì và có mấy loại gan nhiễm mỡ. Như vậy khi lựa chọn thực phẩm và xây dựng chế độ dinh dưỡng sẽ đảm bảo sức khỏe của gan.

Chế độ ăn uống cho người bị gan nhiễm mỡ

Chăm sóc gan khỏe mạnh để có một sức khỏe tốt

Gan là cơ quan quan trọng trong bài tiết, chuyển hóa cũng như nội tiết của cơ thể. Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ chiếm hơn 5% trọng lượng lá gan. Tùy thuộc vào hàm lượng mỡ trong gan mà bệnh được phân thành ba loại:

- Mức độ Nhẹ: Mỡ chiếm từ 5 – 10% trọng lượng

- Mức độ Vừa: Mỡ chiếm 10 – 25% trọng lượng

- Mức độ Nặng: Mỡ chiếm > 30% trọng lượng

Khi gan tổn thương do nhiễm mỡ sẽ có một số triệu chứng sau:

- Mệt mỏi chán ăn, ăn uống không ngon miệng

- Luôn có cảm giác đầy bụng, đầy hơi (rối loạn tiêu hóa)

- Rối loạn nội tiết ở phụ nữ và nam giới

- Vàng da, thiếu hụt vitamin

- Màu sắc nước tiểu/ phân thay đổi

- Tăng kích thước gan

1. Gan nhiễm mỡ nên ăn gì?

Với những người gan nhiễm mỡ, hãy tham khảo những thực phẩm này vào chế độ ăn hằng ngày để giúp bảo vệ gan khỏe mạnh:

Nhóm thực phẩm nhiều chất xơ, dầu thực vật sẽ tốt cho người gan nhiễm mỡ

 

- Các loại rau xanh, trái cây: Người mắc gan nhiễm mỡ cần bổ sung nhiều các vitamin và chất xơ để kích thích nhu động ruột, tránh táo bón và phòng xơ vữa động mạch. Đồng thời vitamin A và E cũng hạn chế được tình trạng tích tụ thêm mỡ trong gan. Một số loại rau, trái cây mà bệnh nhân nên bổ sung thường xuyên như: rau cải, súp lơ xanh, rau ngót, bắp cải, rau má, cam, bưởi,...

- Các loại thảo dược thiên nhiên: Có rất nhiều loại thảo dược vừa là thuốc, vừa là thực phẩm có thể sử dụng nấu làm nước uống tốt cho gan như: lá chè xanh, hoa atiso, lá sen…

- Bổ sung chất đạm: Các thực phẩm bổ sung protein tốt cho người gan nhiễm mỡ nên là những thực phẩm từ nguồn thịt nạc như: Thịt gia cầm, trứng, đậu nành, cá, hải sản, các loại đậu đỗ. Các sản phẩm từ sữa lành mạnh bao gồm ít chất béo hoặc sữa không béo, sữa chua và phô mai nên được bổ sung trong thực đơn cho người bị bệnh gan nhiễm mỡ.

Nên bổ sung chất đạm cho người gan nhiễm mỡ trong các loại cá nước ngọt, nước lợ vì chúng thường có tác dụng hạn chế lượng cholesterol trong máu cũng như tích lũy mỡ trong gan.

- Sử dụng dầu thực vật: Mỡ từ động vật có nguy cơ làm tăng lượng mỡ trong gan, người bệnh nên sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật, có thể là dầu mè, dầu oliu hoặc dầu đậu nành để hạn chế lượng mỡ thừa trong cơ thể.

- Bổ sung thêm những đồ uống có lợi cho gan: Ngoài những loại nước thảo dược, người bệnh có thể bổ sung thêm những thực phẩm - đồ uống tốt cho gan. Như ngũ cốc Thực dưỡng Fucoidan 100% natural, 100% đạm thực vật, thành phần từ Fucoidan, Nano Curcumin, gạo lứt, yến mạch… Sản phẩm không chứa đường, không cholesterol rất tốt và an toàn cho người bệnh.

CẨM NANG BỆNH GAN

2. Gan nhiễm mỡ không nên ăn gì?

Để gan khỏe mạnh thì mục đích của việc điều trị gan nhiễm mỡ là cải thiện nồng độ mỡ trong gan giảm về mức cho phép. Bên cạnh những loại thực phẩm nên ăn thì bệnh nhân gan nhiễm mỡ không nên hạn chế hoặc tránh sử dụng một số thực phẩm sau đây:

Nội tạng, mỡ động vật sẽ làm tăng lượng mỡ trong gan

 

- Hạn chế/giảm món ăn nhiều mỡ/ chất béo: Mỡ động vật khi được dung nạp vào cơ thể sẽ bài tiết ra ngoài ở gan. Do đó, nếu sử dụng quá nhiều mỡ động vật sẽ gây gánh nặng cho gan. Gan không thể bài tiết mỡ, dẫn đến tích tụ và gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Vì vậy, bạn nên thay mỡ động vật bằng các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật. Nên thay thế các món chiên, xào bằng các món luộc, hấp để giảm lượng mỡ trong thực phẩm đưa vào cơ thể.

- Hạn chế ăn nội tạng động vật: Đây là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol cao nên khi ăn nhiều sẽ làm tăng cholesterol trong cơ thể, vì vậy người gan nhiễm không nên ăn loại thực phẩm này.

- Tránh xa chất kích thích, đồ uống có cồn, rượu bia: Những đồ uống này có thể làm tăng nguy cơ men gan cao và là một trong nguyên nhân gây K gan. Chúng có thể làm suy giảm tế bào gan, khiến các tế bào gan nhiễm mỡ dễ dàng xâm lấn khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Uống rượu bia sẽ thúc đẩy quá trình chuyển từ gan nhiễm mỡ thành xơ gan thậm chí là ung thư gan. Việc đào thải mỡ cùng các chất độc hại từ rượu bia là gánh nặng rất lớn cho gan.

- Hạn chế các loại hoa quả chứa hàm lượng đường fructose cao: Hàm lượng đường cao là nguyên nhân gây ra các bệnh như béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ. Đường fructose do gan chuyển hóa, hạn chế ăn các loại trái cây có chứa đường fructose cao sẽ giúp giảm gánh nặng làm việc cho gan và phòng tránh bệnh gan nhiễm mỡ.

ThS. Ds Nguyễn Doanh tổng hợp