Chế độ ăn có ảnh hưởng đến quá trình điều trị ung thư?

Cập nhật: 22/04/2023

Như đã biết sức khỏe tốt là nền tảng cơ bản của một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, là cơ sở quan trọng để mỗi người thực hiện ý tưởng, ước mơ, nguyện vọng của cuộc đời mình. Để có một sức khỏe tốt cần rất nhiều yếu tố ví dụ như tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần lạc quan, kiểm soát căng thẳng,...Chế độ ăn uống phù hợp cũng là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe con người đặc biệt là bệnh nhân đang trong quá trình điều trị ung thư.

1. Tại sao chế độ ăn phù hợp lại quan trọng đối với bệnh nhân ung thư?

 

Nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn phù hợp giúp:

  • Cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh bằng cách cung cấp nhiều năng lượng hơn, giữ cho cơ bắp khỏe mạnh, duy trì cân nặng hợp lý và cải thiện tâm trạng.
  • Kiểm soát các tác dụng phụ của việc điều trị ung thư, tăng khả năng cơ thể đáp ứng với điều trị, giảm thời gian nằm viện và tăng tốc độ phục hồi.
  • Chữa lành vết thương và xây dựng lại các mô bị tổn thương sau phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc các điều trị ung thư khác.
  • Cải thiện hệ thống miễn dịch, tăng khả năng chống lại nhiễm trùng và nâng cao sức khỏe về lâu dài.
  • Giảm nguy cơ ung thư tái phát.

 

2. Các chất dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn của bệnh nhân ung thư?

  • Tinh bột

Tinh bột thường có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như hạt lúa mạch, lúa mì, ngô, gạo và các loại củ như khoai sọ, khoai lang, khoai tây hoặc sắn. Người bệnh nên hạn chế ăn các loại thực phẩm đã được chế biến sẵn có chứa nhiều đường đơn, vì có thể đem đến nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe, ngoài ra cũng nên tránh tiêu thụ các loại thực phẩm bổ sung thêm nhiều chất phụ gia.

  • Chất đạm

Đạm có nhiều trong các loại thịt, giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ các loại acid amin quan trọng. Để đạt được điều này, bệnh nhân cần ăn các loại thực phẩm một cách đa dạng và cân bằng giữa hai nhóm protein thực vật và động vật với nhau.

  • Chất béo

Chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày của bệnh nhân ung thư cần cung cấp đủ một hàm lượng chất béo nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không nên vượt quá 50% tổng năng lượng.

 

  • Các loại rau củ

Đây chính là loại thực phẩm có lợi khác mà người mắc bệnh ung thư nên ăn. Cụ thể, các loại rau củ có chứa nhiều chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa,... Việc có sự hiện diện của chúng trong thực đơn sẽ giúp cho bệnh nhân ung thư tăng cường sức đề kháng, nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi thực hiện hóa trị, xạ trị.

Do đó, người bệnh đừng quên tiêu thụ loại thực phẩm này, nhất là cà chua, súp lơ, sú cà rốt, bông cải xanh, cải thìa,... Và cần phải lựa chọn các loại rau tươi, sạch, đảm bảo về chất lượng.

 

  • Các loại quả mọng

Các loại quả mọng sở hữu đặc tính chống oxy hóa, có thể góp phần trong việc kiểm soát những triệu chứng do bệnh ung thư gây ra. Một số loại quả mọng gợi ý cho người bệnh là việt quất xanh, mâm xôi đen, nam việt quất,...

* Trong thời gian bệnh và điều trị, bệnh nhân cũng thường bị thay đổi khẩu vị. Thực phẩm đặc biệt là thịt hoặc những thực phẩm có hàm lượng cao thường gây cho bệnh nhân có cảm giác đắng hoặc có mùi tanh. Sự thay đổi khẩu vị này sẽ biến mất sau khi chấm dứt điều trị. Các phương pháp sau đây có thể giúp người bệnh giảm thiểu được tình trạng khó chịu:

- Súc miệng trước khi ăn.

- Ăn những loại trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi... (ngoại trừ trường hợp những bệnh nhân đang bị tổn thương đau ở miệng, hầu họng).

- Ăn bữa nhỏ nhiều lần trong ngày; tăng cường ăn những thức ăn ưa thích và không nên ăn nhiều thịt đỏ; sử dụng các loại gia vị và nước sốt trong món ăn...

 

Thông tin hữu ích:

Ung thư phổi là gì? Dấu hiệu của ung thư phổi?

Nên dùng loại thực phẩm chức năng nào để hỗ trợ điều trị ung thư?

 

3. Một số loại thực phẩm cần tránh trong quá trình điều trị ung thư?

 

  • Hạn chế thức ăn và đồ uống có nhiều đường

Ăn và uống quá nhiều đường hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, do chúng không mang lại bất kỳ dinh dưỡng nào. Trong khi đó, nạp quá nhiều calo không cần thiết từ đường có thể gây tăng cân. Hạn chế đường sẽ giúp kiểm soát calo nạp vào, giúp duy trì cân nặng hợp lý và giảm nguy cơ mắc bệnh trong tương lai.

 

  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn từ thịt

Thịt đỏ bao gồm thịt cừu, thịt bò và thịt lợn đã được Tổ chức Y tế Thế giới phân loại là nhóm thực phẩm có thể gây ung thư cho con người. Bên cạnh đó, các loại thịt đã qua chế biến bao gồm xúc xích, giăm bông, thịt xông khói và một số loại thịt nguội cũng được Tổ chức Y tế Thế giới chứng minh là làm tăng nguy cơ gây ung thư.

 

  • Hạn chế các loại đồ uống có ga và cồn

Nếu uống rượu hoặc các đồ uống có ga trong quá trình điều trị ung thư sẽ làm giảm hiệu quả của các thuốc điều trị và làm tăng tác dụng phụ.

 

Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học hợp lí việc kết hợp bổ sung thêm thực phẩm chức năng có các thành phần từ thiên nhiên có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, chống oxy hóa càng giúp cho quá trình hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả hơn.